Đối với nhiều người, thương trường là nơi khắc nghiệt không có tình người, giống như chiến trường nhưng lại không nhìn thấy bom đạn khói lửa.
Sự khác biệt
Ở một thị trấn nhỏ nọ, gần đây mới mở hai nhà hàng là A và B.
Xét về tổng thể, kỹ thuật và cách nấu nướng của hai nhà hàng khá giống nhau, giá cả cũng không khác nhau là mấy, nhưng rất nhiều người lại thích ăn tại nhà hàng B hơn, bình thường có chuyện gì cần tụ họp đều kéo nhau đến nhà hàng B.
Trong khi đó, nhà hàng A thì vắng vẻ ảm đạm, người dân xung quanh trừ lúc mới khai trương có đến một hai lần, sau đó hầu như chả bao giờ quay lại.
Nguyên nhân thật ra rất đơn giản, nhà hàng B có một thứ mà nhà hàng A không có, đó chính là “Tình người”.
Ông chủ của nhà hàng B luôn khiến người ta cảm thấy ông không giống một ông chủ mà giống một người bạn cũ thân thiết, lúc thực khách rảnh có thể cùng bạn thảo luận một chút vể các loại áo vest, âu phục hay màu sắc của cà vạt.
Cùng lúc đó, nữ nhân viên phục vụ có thể cũng đang giới thiệu cho vợ họ một loại nước hoa tốt mà cô ấy mới phát hiện ra gần đây, cách nói chuyện khiến cho người ta cảm thấy giống như nói chuyện với một người bạn lâu năm của mình vậy.
Vì 2 chữ này, 1 nhà hàng nườm nượp khách, 1 nhà hàng lại vắng vẻ đến ảm đạm: Đáng ngẫm – Ảnh 1.
Ảnh minh họa.
Cách phục vụ của họ luôn chứa đầy tình người.
Ở góc nhà hàng có một phòng bếp chuyên dụng, trong trường hợp khách hàng cảm thấy món ăn bị nhạt, có thể đến và cho thêm chút muối giống như họ đang ở chính ngôi nhà của mình vậy.
Còn nếu khách cảm thấy món này rất ngon, người đầu bếp cũng có thể tặng cho họ công thức và trong trường hợp cả hai đều đang rảnh, người đầu bếp còn có thể giảng giải cho bạn về cách làm.
Bàn ghế ở đây đều có đánh số rõ ràng, nhưng lạ một điều là hoàn toàn không tìm thấy bàn số 13. Ông chủ đã giải thích rằng: “Kiểu gì cũng có người không thích con số này”.
Những chi tiết nhỏ như vậy còn rất nhiều, tất cả đều bắt nguồn từ ý tưởng kinh doanh của ông chủ: Tôi muốn khiến khách hàng cảm nhận được tình người sâu đậm khi đến đây, như vậy họ mới có thể yêu mến nơi này.
Bỉm và bia được bày bán cùng nhau
Ở một khu siêu thị nọ có một chuyện rất thú vị là: Bỉm và bia ở đây được bày bán cùng nhau. Cách bày bán kì lạ này ngược lại khiến cho cả bỉm và bia đều bán chạy hơn rất nhiều.
Đây không phải một câu chuyện cười mà là ví dụ chính xác về những gì đang xảy ra tại chuỗi siêu thị Walmart ở Mỹ, điều mà vẫn luôn được mọi người nhắc đến.
Hóa ra những bà mẹ ở Mỹ thường hay nhờ chồng mua bỉm cho con sau khi tan ca về mà người chồng sau khi mua bỉm xong thường sẽ tiện tay mua một chai bia mà mình thích.
Vì vậy đứng ở góc độ của họ, bia và bỉm được bày bán cạnh nhau là một việc làm chứa đầy sự quan tâm và tình người, song cũng là chiêu kinh doanh đầy khôn ngoan! Vậy nên cũng không lạ khi lượng tiêu thu của hai mặt hàng này đều tăng cao.
Vì 2 chữ này, 1 nhà hàng nườm nượp khách, 1 nhà hàng lại vắng vẻ đến ảm đạm: Đáng ngẫm – Ảnh 2.
Những nhà kinh doanh thông minh như vậy còn rất nhiều, họ rất biết cách đem tình người vốn vô hình đặt lên những kệ hàng, nhờ vậy mà thu hút được vô số khách hàng.
Mở tiệm cắt tóc trong trung tâm thương mại
Trong một trung tâm thương mại nọ có mở một tiệm làm tóc, việc kinh doanh ấy vậy mà lại tốt đến mức khiến người ta không thể ngờ tới.i
Hóa ra, họ nhận ra rằng rất nhiều người phụ nữ khi đi mua sắm thường sẽ muốn đến tiệm làm tóc để đổi một kiểu tóc khác hay sử dụng một dịch vụ nào đó ở đấy. Còn những cặp vợ chồng hay những đôi trai gái khi đi mua sắm cùng nhau, đàn ông luôn tỏ ra thiếu kiên nhân hơn phụ nữ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng mua sắm của phụ nữ.
Mở tiệm làm tóc trong trung tâm thương mại vừa hay giải quyết được vấn đề nói trên, không chỉ giúp phụ nữ vừa có thể làm tóc vừa có thể mua sắm, mà vừa giúp cho các ông chồng, bạn trai trong lúc chờ vợ và người yêu mua sắm có thể đi cắt một kiểu tóc mới.
Lựa chọn dựa trên nền tảng “nghĩ cho khách hàng” như vậy giúp trung tâm thương mại ngày càng được nhiều người biết đến, điều này tự nhiên sẽ giúp những nhà kinh doanh đem về một lượng khách lớn.
Lời bình
Đối với nhiều người, thương trường là nơi khắc nghiệt không có tình người, giống như chiến trường nhưng lại không nhìn thấy bom đạn khói lửa.
Câu nói này nghe có vẻ rất hợp lý nhưng nghĩ kĩ lại mới thấy rằng cũng không hoàn toàn đúng.
Bởi trên thương trường, những nhà kinh doanh thực sự thông minh luôn biết cách thêm vào đó tình người, họ đem tình người và hàng hóa trong cửa hàng gắn chắt lại với nhau, biến thương trường chở thành một lại “tình trường”, sau đó dùng sự thành tâm, chân thành và thấu hiểu để đổi lấy sự tin tưởng của khách hàng.