Có một loài hoa đại diện cho tình bạn trong sáng mang tên Hồng Môn. Đây là món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè nhân các dịp đặc biệt như sinh nhật, thăng chức, khai trương, khánh thành,… Loài cây này còn tượng trưng cho lòng hiếu khách.
Đặc điểm của cây Hồng Môn
Cây Hồng Môn thuộc loại cây thân thảo, thường mọc thành bụi. Những bông hoa màu đỏ nổi bật trên những chiếc lá màu xanh đậm của chậu Hồng Môn tô điểm cho không gian trở nên sang trọng và ấm cúng.
Loài cây này có thân ngắn thường mọc thành bụi sống lâu năm sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Không chịu được ánh nắng trực tiếp, cây có thể sống ở trong môi trường thủy sinh và đất nên thường được chọn làm cây cảnh văn phòng.
Về mặt phong thủy: có hoa màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, sự tin tưởng ấm áp về một tình yêu bất diệt. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng cây hồng môn hợp với người mệnh hỏa.
Cây hoa hồng môn có 3 loại là: Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn.
Hoa hồng môn tượng trưng cho tình yêu, lồng hiếu khách đem lại may mắn cho người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Cây thường được trưng trên bàn làm việc, phòng khách, quầy lễ tân…
Ngoài ra cây hồng môn còn có thể thanh lọc không khí đem lại nguồn sinh khí mới cho căn phòng. Cây hoa hồng môn là dòng cây cảnh thường được trồng ở văn phòng nên rất dễ chăm sóc và ra hoa liên tục.
Cách chăm sóc cây Hồng Môn
Hồng Môn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Để cây ra nhiều hoa khi chăm sóc cần lưu ý một số điểm sau đây:
Ánh sáng: Cây Hồng Môn là loài ưa sáng tuy nhiên chúng không thể chịu được ánh sáng mạnh chiếu rọi trực tiếp. Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mạnh sẽ khiến cây Hồng Môn dễ bị cháy lá. Để cây Hồng Môn ra nhiều hoa cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây.
Đất trồng: đất nên được trộn thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ như trấu hun, xơ dừa… để cây sinh trưởng tốt hơn.
Nhiệt độ: cây hồng môn phát triển tốt trong khoảng 15 – 30 độ C. Nếu thấp hơn 15 độ cây sinh trưởng và phát triển chậm, nếu hơn 30 độ cây sẽ bị và thối lá và chết. Vì vậy với khí hậu khắc nhiệt như Việt Nam bạn nên đặt hồng môn ở nơi thoáng mát hoặc trong phòng.
Lượng nước: cây hồng môn cần lượng nước tưới vừa phải 2- 3 lần/tuần nếu tưới quá nhiều sẽ làm hư rễ cây và vàng lá. Ngược lại nếu cây bị khô thì màu lá sẽ nhạt và bị héo, nếu bạn quên tưới nước và rễ cây quá khô bạn chỉ cần đổ thật nhiều nước vào chậu sau đó ngâm rễ cây khoảng 1 giờ là được.
Bón phân: khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng thì có thể tưới phân hoặc sử dụng phân động vật để thêm dinh dưỡng.
Trên đây là cách chăm sóc cây Hồng Môn ra nhiều hoa. Với cây Hồng Môn trồng thủy sinh nên thường xuyên thay nước và bổ sung chất dinh dưỡng bằng dung dịch thủy sinh cho cây. Khi thấy rễ cây bị thối, hỏng cần cắt bỏ phần rễ bị hư và thay nước mới cho cây.