Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Dưới đây là 9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Hy vọng những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vạch ra những hướng đi đúng đắn cho tổ chức của mình.
Contents
- 1 Bước 1: Xây dựng tầm nhìn đúng đắn
- 2 Bước 2: Định hình lợi thế cạnh tranh
- 3 Bước 3: Định hình mục tiêu
- 4 Bước 4: Đưa ra những quyết định có cơ sở
- 5 Bước 5: Tập trung vào sự phát triển mang tính bền vững
- 6 Bước 6: Luôn cập nhật những thông tin mới
- 7 Bước 7: Tham vấn ý kiến từ nhiều bên khác nhau
- 8 Bước 8: Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
- 9 Bước 9: Những điều cần lưu ý khi triển khai chiến lược
Bước 1: Xây dựng tầm nhìn đúng đắn
“Tầm nhìn” có thể là một điều gì đó mơ hồ với bất kỳ chúng ta. Nói một cách dễ hiểu, “tầm nhìn” chính là bản tuyên bố ngắn gọn về định hướng của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, “tầm nhìn” không bao gồm những giá trị mang tính cụ thể, thứ sẽ được thể hiện trong “sứ mệnh” (vốn bao gồm những khía cạnh liên quan tới mục tiêu về thị trường, khách hàng, thị phần, doanh số…).
Bước 2: Định hình lợi thế cạnh tranh
Để xây dựng thành hình những chiến lược kinh doanh cốt lõi, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ thế mạnh của mình trong việc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài là gì.
Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải xác định rõ: Yếu tố nào có thể khiến bạn trở nên nổi bật và thành công hơn so với đối thủ.
Bước 3: Định hình mục tiêu
Những lựa chọn sai đối tượng khách hàng để tiếp cận, đưa ra những mục tiêu phát triển quá thấp hoặc cao hơn so với thực lực, lựa chọn phương tiện truyền thông không phù hợp, không có sự tách biệt giữa sales và marketing… có thể khiến doanh nghiệp đó mất phương hướng, dẫn đến những thất thoát về chi phí khó có thể bù đắp trong ngày một ngày hai.
Một mục tiêu rõ ràng, đúng đắn giúp doanh nghiệp bạn có thể kết hợp hài hòa giữa các hoạt động marketing và bán hàng, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, truyền tải đúng thông điệp truyền thông, tối ưu hóa doanh số và thị phần.
Bước 4: Đưa ra những quyết định có cơ sở
Thiếu đi những nguồn dữ liệu chất lượng, doanh nghiệp không thể nào đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc đưa ra những quyết sách cần phải dựa trên những thông tin, số liệu đã được tính toán một cách kỹ lưỡng.
Những quyết định mang tính cảm xúc sẽ đưa doanh nghiệp tới với một ván cờ may rủi, nơi thành công và thất bại chỉ cách nhau bằng một sợi dây chỉ mong manh.
Bước 5: Tập trung vào sự phát triển mang tính bền vững
Chỉ có nền móng vững chắc mới giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió, khủng hoảng.
Việc đầu tư vào những sự phát triển mang tính bền vững như công nghệ, con người, cơ sở vật chất là điều mà các doanh nghiệp nên nghĩ tới khi vạch ra cho mình những quyết sách trong dài hạn.
Bước 6: Luôn cập nhật những thông tin mới
Đúng là doanh nghiệp nên tập trung cho sự phát triển trong dài hạn, xây dựng từ những nền móng vững chắc, nhưng thương trường thì luôn thay đổi từng ngày.
Ta đứng yên một chỗ cũng chẳng khác nào ta đi lùi trước sự phát triển của đối thủ.
Việc linh hoạt trước những thay đổi của ngoại cảnh là cần thiết và nên được quan tâm trong các bản đề xuất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 7: Tham vấn ý kiến từ nhiều bên khác nhau
Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải có sự tham vấn từ nhiều thành phần khác nhau trong doanh nghiệp.
Nhiều khi, những yếu tố chuyên môn tới từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết sách hợp lý và đúng đắn.
Bước 8: Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng là một điều hết sức quan trọng trong bất kỳ hoạt động xây dựng chiến lược nào.
Để có sự chuẩn bị tốt, bạn cần thực hiện cẩn thận những công việc như: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các thông tin có liên quan tới yếu tố nội tại và ngoại lực của doanh nghiệp…
Bước 9: Những điều cần lưu ý khi triển khai chiến lược
Bất kỳ một chiến lược dài hơn nào đều cần phải sát với thực tiễn và có thể áp dụng được trong bối cảnh hiện tại. Chính vì thế, bạn cần phải quan tâm tới những vấn đề sau khi lên kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp:
- Những chiến lược bạn xây dựng có thể theo dõi và đo lường được vấn đề hiệu quả hằng tháng.
- Kết quả của chiến lược cần phải đo lường được thông qua các chỉ số định lượng (như KPI chẳng hạn).
- Thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp để nhân viên trong công ty biết và hiểu rõ sức mệnh,
- Vai trò của họ trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
- Có những đánh giá định kỳ về hiệu quả của chiến lược. Đưa ra những thay đổi nếu cần thiết cho chiến lược.