Chiến công LỊCH SỬ của U23 Việt Nam đến từ bài học quản trị nhân sự này

Với chiến tích gây chấn động lịch sử Châu Á, U23 Việt Nam đã khiến rất nhiều bạn bè Quốc tế phải ngưỡng mộ. Vì trở thành biểu tượng của tinh thần chiến đấu kiên cường, không chịu bỏ cuộc. Góp phần vào thành công đó, không thể không nhắc đến yếu tố về nhân sự dưới đây. Và bài học quản trị nhân sự này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thành quả này.

Chiến công LỊCH SỬ của U23 Việt Nam đến từ bài học quản trị nhân sự này

Chiến công LỊCH SỬ của U23 Việt Nam đến từ bài học quản trị nhân sự này

Bí quyết từ bài học quản trị nhân sự của đội tuyển U23 Việt Nam

1. Người quản lý/ Huấn luyện viên là người đưa ra quyết định

Trong suốt giải U23 châu Á năm nay, chúng ta đã không ít lần khâm phục trước các quyết định mang tính chiến lược của HLV Park như: hủy lịch tập chiều ngày đầu tiên để các cầu thủ nghỉ ngơi, đồng ý cho Đoàn Văn Hậu ở trong đội hình dự bị khi gặp Iraq để anh có thời gian phục hồi chấn thương…

Do đó, ngoài việc biết cách tận dụng và phát huy lợi thế của mỗi thành viên trong nhóm, một HLV hay quản lý tài ba phải biết lắng nghe ý kiến nhưng phải luôn là người quyết định sau cùng và tất cả mọi người chỉ cần thực hiện theo quyết định đó.

2. Phân công công việc hiệu quả

Ngoài quản lý đội bóng của mình, HLV còn phải quản lý các nhóm như báo chí, cộng đồng, đại diện của CLB và các HLV trong nước. Nhưng một mình HLV không thể kham nổi và cũng không phải là người có chuyên môn cao nhất trong mọi lĩnh vực liên quan đến đội bóng. Chính vì vậy, phân công và trao quyền phù hợp trở thành một vũ khí sắc bén giúp nâng cao cả chất và lượng công việc mà một HLV hoặc quản lý có thể xử lý.

3. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Cầu thủ xuất sắc luôn biết cách tự tạo động lực cho bản thân, nhân viên xuất sắc cũng vậy. Mặt trái của việc này là quản lý thường không mấy quan tâm đến những nhân viên này mà tập trung kèm cặp những nhân viên yếu hơn. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm đối với cấp quản lý, nhân viên dù giỏi đến đâu cũng cần phải được quan tâm và liên tục đào tạo.

Trong bóng đá, chúng ta thường nghe đến những thương vụ chuyển nhượng cầu thủ trị giá hàng triệu đô-la. Ngoài việc nhận được mức lương cao hơn, các cầu thủ còn được đảm bảo có nhiều khả năng ra sân và cơ hội tỏa sáng. Để ngăn chặn việc các cầu thủ giỏi của mình dứt áo ra đi, các quản lý cho đội khác “mượn tạm” cầu thủ của mình. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp trong kinh doanh.

Một quản lý giỏi phải biết rõ điểm mạnh và yếu của tất cả nhân viên của mình, từ đó tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển. Nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên bằng cách luân chuyển nội bộ để tạo ra thử thách, cơ hội và động lực phát triển.

4. Chuẩn bị kế hoạch kế thừa để không bị bất ngờ đánh bại

Trung bình, một cầu thủ xuất sắc sẽ thay đổi CLB 3,8 lần và một cử nhân đại học sẽ đổi việc 11 lần. Nếu nhân viên của bạn tìm thấy một cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn thì không gì có thể ngăn cản họ ra đi.

Một trong những nhiệm vụ của quản lý là giữ chân người tài càng lâu càng tốt, đồng thời chuẩn bị một kế hoạch kế thừa rõ ràng và chi tiết. Một ví dụ điển hình là cách HLV Park đã tận dụng sự đa năng của hậu vệ Phạm Xuân Mạnh. Dù là thay thế cho cầu thủ ở vị trí nào (hậu vệ phải hay trung vệ), Xuân Mạnh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ và không để lại khoảng trống quá lớn so với những cầu thủ trước.

4 Bài học từ cách quản trị nhân sự từ U23 Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình nhân sự hiện nay ở các doanh nghiệp Việt. Nếu quản trị nhân sự tốt, hoạt động doanh nghiệp càng phát triển. Ngược lại, sẽ gây tiêu cực. Thậm chí, trường hợp xấu nhất còn gây nên khủng hoảng nhân sự.

Nguồn: blog.trginternational.com

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: