Cách ngâm rượu rắn chữa yếu sinh lý

Vào mùa thu đông người ta thường bắt rắn về ngâm rượu thuốc vì mùa này rắn rất mập và nhiều. Thêm vào đó mùa này hệ xương khớp con người đau nhức nhiều hơn. Có một số người bắt rắn về ngâm rượu để chữa bệnh cho mình. Vậy cách chế biến và cách ngâm như thế nào sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Cách ngâm rượu rắn chữa yếu sinh lý

Theo đông y thịt rắn là một loại chất bổ có vị ngọt mặn vào kinh can. Có tác dụng khử phong nhiệt, định kinh giản dùng trong các trường hợp bệnh lý đau nhức, phong thấp, tiêu độc. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh lý về thần kinh, tê liệt và suy giảm trí nhớ.

Mật rắn có vị ngọt cay, không đắng như các loại mật khác. Có tác dụng giảm đau, kháng viêm, bổ thận. Nên người ta thường hòa chung thịt rắn và mật rắn để ngâm rượu.

Công dụng rượu rắn

  • Điều trị các trường hợp thận dương bị suy.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Thần kinh tê liệt.
  • Yếu sinh lý, xuất tinh sớm, di tinh…
  • Hỗ trợ điều trị các chứng suy giảm trí nhớ.

Cách ngâm rượu rắn

Dựa vào nguồn rắn đối với nam bộ thường ngâm bộ ba: tam – xà – tửu như sau 1 con rắn hổ lửa, 1 con rắn mái gầm, 1 con rắn hổ đất. Bộ ngũ xà tử ngoài 3 vị trên sẽ ngâm thêm 1 con rắn hổ mang và một con rắn hổ trâu.

Sơ chế: khi bắt rắn về sẽ tiến hành mổ để lấy sạch tạng phủ. Có nơi chặt đầu lột da, cũng có nơi để nguyên con để sử dụng. Sau khi mổ dùng rượu rửa lại cho sạch hoặc dùng gừng tỏi để khử mùi tanh. Lưu ý không nên rửa nước lạnh sẽ làm dậy mùi tanh của rắn.

Phải đảm bảo an toàn cho người làm rắn và người sử dụng rắn bằng cách loại bỏ nọc độc.

Sau khi sơ chế bỏ rắn vào bình thủy tinh dung tích tương xứng. Đối với rắn tươi đổ ngập rượu từ 50 – 70 độ. Để giữ nhiệt độ cao nên hạ thổ bình rượu, ngâm như vậy cho đến 3 tháng. Có thể ngâm lần thứ 2, thứ 3 với thời gian ngắn hơn một tháng.

Đối với rắn khô sau khi sơ chế người ta tẩm rắn với gừng, quế, hồi cho thơm rồi cho rắn lên nướng cho vàng và thơm. Rượu ngâm rắn khô cũng chỉ khoảng 40 độ, thời gian ngâm cũng ngắn hơn chỉ khoảng 1 tháng.

Bên cạnh rượu rắn có thể ngâm thêm các vị thuốc như hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì hương, thiên niên kiện, cây huyết đằng, tiểu hồi, quế… ngâm riêng 1 tháng là có thể dùng được. Sau đó trộn rượu thuốc với rượu rắn theo tỷ lệ 1:1, dùng đũa quấy lên để tránh kết tủa.

Lưu ý:

Người ta thường chỉ uống 20 – 30 ml trước khi ăn hoặc sau khi đi ngủ. Rượu rắn rất bổ nhưng không phải ai cũng dùng được cần tránh với người phụ nữ mang thai, trẻ em, người không uống được rượu, người thể trạng yếu ớt, khí hư…

Bài viết liên quan:

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: