Phong cách kiến trúc “động” và định hướng trong thiết kế công trình

Bạn đang tìm kiếm một phong cách kiến trúc độc đáo cho ngôi nhà hay công trình kinh doanh của mình? Hiện nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả thế giới đều có rất nhiều phong cách khác nhau cho bạn lựa chọn. Hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn phong cách kiến trúc “động”. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Phong cách kiến trúc “động” là gì?

Phong cách kiến trúc “động” dùng để mô tả những công trình có khả năng cho phép một phần kết cấu của công trình di chuyển hay tạo hiểu ứng thị giác chuyển động mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc chung của công trình. Sự chuyển động được định nghĩa là quá trình vận động, di chuyển làm thay đổi vị trí, địa điểm và tiêu tốn năng lượng của một đối tượng.

thiet-ke-noi-that-dong-7

Phong cách kiến trúc “động” làm thiết kế trở nên đặc biệt.

Đặc trưng của phong cách kiến trúc “động”

Mục đích đầu tiên của việc tạo ra sự chuyển động trong thiết kế nội thất nhà ở – công trình là định hướng tầm nhìn của người xem đến thông điệp hay hình dáng chuyển động mà kiến trúc sư mong muốn. Có nhiều cách tạo định hướng có thể kể đến như sau: Màu sắc, hình khối, đường nét, điểm tụ,…

Định hướng chuyển động của các đường nét

Với sự ứng biến linh hoạt, việc sử dụng các đường nét để tạo chuyển động và định hướng được xem là phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất. Đường nét thẳng vào cong kết hợp tạo nên hiệu ứng thị giác chuyển động linh hoạt. Tập hợp các đường thẳng tạo nên cảm giác mạnh mẽ. Còn các đường cong mang đến cảm giác mềm mại, uyển chuyển trong chuyển động. Tầm mắt của người nhìn sẽ hướng đến trung tâm của của thiết kế chuyển động bởi các đường. Điều này làm cho người nhìn cảm nhận sự chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế.

thiet-ke-noi-that-dong-5

Đường nét thẳng và cong kết hợp tạo nên hiệu ứng thị giác chuyển động linh hoạt.

thiet-ke-noi-that-dong-6

. Đường nét thẳng và cong kết hợp tạo nên hiệu ứng thị giác chuyển động linh hoạt

Định hướng chuyển động hình khối

Có hai loại chuyển động theo định hướng này: khối hình học và khối hình vô định. Các hình khối kết hợp với các gam màu tạo nên hướng chuyển động rất rõ ràng. Hình khối có các cạnh nhọn (hình vuông, chữ nhật, thoi,…) dễ dàng thể hiện hướng chuyển động mà người thiết kế muốn tạo ra. Khác với đường nét chuyển động. Hình khối chuyển động giảm đi phần mềm mại, tăng thêm sự vững chãi chắc chắn cho không gian. Thiết kế hình khối định hướng chuyển động thường được dùng làm vách tường, hay các trụ cột, mang vẻ đẹp mạnh mẻ và sáng tạo.

thiet-ke-noi-that-dong-4

Hình khối chuyển động giảm đi phần mềm mại, tăng thêm sự vững chãi chắc chắn cho không gian.

thiet-ke-noi-that-dong-2

Thiết kế hình khối định hướng chuyển động thường được dùng làm vách tường, hay các trụ cột, mang vẻ đẹp mạnh mẻ và sáng tạo.

thiet-ke-noi-that-dong-3

Những hoa văn xếp chồng lên nhau, nối tiếp tạo thành một hướng chuyển động nhịp nhàng.

Định hướng chuyển động Rhythms

Tạo tính liền mạch, nhịp điệu (rhythms) cho các công trình xây dựng là điều mà kiến trúc sư thực hiện sự chuyên nghiệp của mình vào trong thiết kế. Trên thực tế, việc lặp đi lặp lại các yếu tố theo một hướng hoặc một hình dáng nhất định cũng góp phần tạo cảm giác chuyển động và định hướng tầm nhìn. Những hoa văn xếp chồng lên nhau, nối tiếp tạo thành một hướng chuyển động nhịp nhàng. Thiết kế này mang đến vẻ đẹp đồng điệu, gõ nhịp cho hình dáng thô cứng của ngôi nhà thêm sinh động.

thiet-ke-noi-that-dong-1

Bạn có nhận thấy những chuyển động ở vách ngăn phòng ngủ cả thiết kế này không nào?

Phong cách kiến trúc “động” mang đến cho bạn cái nhìn mới mẻ, thú vị về thiết kế nội thất. Không gian nhà ở nói riêng và các công trình xây dựng nói chung sẽ khoác lên mình một diện mạo mới, kích thích trí tò mò, thưởng thức cửa người nhìn.

>>>Xem thêm: thiết kế thi công nội thất

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: