Vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày chuyển mùa thường trên da mặt sẽ xuất hiện những đốm nhỏ li ti, có cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu, đó là những dấu hiệu của da mặt bị dị ứng thời tiết. Thông thường thì tình trạng dị ứng da mặt thời tiết cũng không nguy hiểm đối với da, tuy nhiên nếu không có cách chữa trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nặng nề trên da mặt.
Contents
Hiện tượng di ứng thười tiết ở da mặt là gì?
Trên thực tế, không chỉ mùa lạnh, dị ứng da mặt thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả trong mùa nóng. Vào những ngày hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Vào những ngày nóng, nhiệt độ dễ ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.
Da mặt bị dị ứng thời tiết thường xuất hiện vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện. Ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết do cơ địa mẫn đỏ, ứ đọng độc tố hoặc do các bệnh lý khác.
Những dấu hiệu và triệu chứng của da mặt bị dị ứng thời tiết
Triệu chứng của dị ứng da mặt thời tiết bao gồm:
Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt. Đó là những nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu; Da bị sưng rộp hay tấy đỏ;
Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu. Mẩn đỏ thường mọc ở khu vực mặt, đầu gối và khuỷu tay;
Nổi mề đay cấp tính. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân khiến cho da mặt bị dị ứng thời tiết
Nguyên nhân là do khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Ảnh hưởng này cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể làm cơ thể phản ứng với các tình trạng như ngứa, nổi mẩn, sẩn, mề đay.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra chứng dị ứng da mặt thời tiết ở mặt bắt nguồn từ những thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm hoặc sự xuất hiện của các tác nhân dị ứng trong không khí như gió, phấn hoa, bụi, nấm mốc,…
Các yếu tố này kích thích hệ miễn dịch này tạo ra kháng nguyên (IgE), từ đó phá vỡ phức hợp giữa protein và histamine. Khi histamine được phóng thích, da bắt đầu xuất hiện các mẩn đó, gây ngứa, niêm mạc mũi bị sưng, ngứa và tiết nhiều dịch.
Ngoài ra, tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt do dị ứng da mặt thời tiết thường có xu hướng khởi phát ở một số đối tượng cụ thể như:
- Người mắc các bệnh lý về cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa và viêm mũi dị ứng.
- Người thường xuyên bị nổi mề đay – đặc biệt là mề đay do nóng hoặc lạnh.
- Người có làn da nhạy cảm và khô ráp.
- Nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Cách chữa dị ứng thời tiết trên mặt
Dị ứng da mặt thời tiết trên mặt không chỉ gây ngứa mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình. Vì vậy khi điều trị, bạn cần tránh sử dụng các loại thuốc khiến da bị khô, thâm sạm và bong tróc.
Một số biện pháp chữa dị ứng thời tiết ở mặt bạn có thể áp dụng:
1. Các biện pháp điều trị tại nhà
Hầu hết các trường hợp dị ứng da mặt thời tiết đều có mức độ nhẹ và có khả năng thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như:
Rửa sạch da mặt và chườm lạnh: Khi da bắt đầu nổi các mẩn đỏ, bạn nên vệ sinh da bằng nước mát và sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dị nguyên, dầu thừa và bụi bẩn. Sau đó nên chườm khăn mát hoặc lăn đá lạnh để làm dịu da, giảm viêm và ngứa.Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ: Da khô ráp chính là yếu tố thuận lợi khiến mẩn ngứa và mề đay xuất hiện. Vì vậy sau khi chườm lạnh, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên da để giảm ngứa, viêm và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng.Đắp mặt nạ tự nhiên: Để giảm tổn thương da và ngăn ngừa sẹo thâm , bạn có thể thực hiện mặt nạ từ những nguyên liệu tự nhiên như sữa chua, khoai tây, mật ong, bơ, yến mạch,… Các nguyên liệu này không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa sẹo mà còn giúp giảm viêm và ngứa rõ rệt.Sử dụng nước muối sinh lý: Nếu da bị viêm và ngứa, bạn có thể tẩm bông gòn với nước muối sinh lý rồi đắp lên da. Nước muối có thể làm dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm.
2. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống
Với những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ hoặc mề đay nổi xung quanh mắt, bạn nên sử dụng thuốc để kiểm soát và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng thời tiết gây nổi mẩn đỏ ở mặt, bao gồm:
Thuốc Phenergan cream: Loại thuốc này có chứa hoạt chất kháng histamine H1 – Promethazine, có thể giảm nhẹ các triệu chứng trên da mặt do dị ứng da mặt thời tiết như nổi mẩn đỏ, ngứa, viêm và kích ứng.
Thuốc bôi chứa Menthol 1%: Menthol là hoạt chất được chiết xuất từ cây bạc hà, có tác dụng làm mát, giảm ngứa và đau nhức tại chỗ. Loại thuốc này được chỉ định khi chứng dị ứng thời tiết khiến da mặt bị viêm và đau rát.
Thuốc uống kháng histamine: Với những trường hợp tổn thương da lan rộng hoặc không có đáp ứng với thuốc bôi, bạn có thể dùng phối hợp với thuốc kháng histamine. Nhóm thuốc này ức chế phóng thích chất trung gian histamine, từ đó ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng do dị ứng thời tiết.
Thuốc bôi chứa corticoid ít được chỉ định trong điều trị dị ứng da mặt thời tiết ở mặt. Vì nhóm thuốc này có thể gây rậm lông, teo da, mỏng da, đỏ da, kích ứng,… Tuy nhiên trong những trường hợp viêm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng kết hợp với thuốc chứa corticoid.
Trên đây là những phương pháp điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết hiệu quả và nhanh nhất dành cho tất cả mọi người, mọi thông tin thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời và nhanh nhất.
Xem thêm: cách chọn kem chống nắng cho da dầu