Văn hóa, tổ chức và công nghệ là nền tảng thành công của Amazon

Tại sự kiện Transformation Day 2018 năm nay, AWS (Amazon web service) đã chia sẻ tầm nhìn của mình về quá trình ứng dụng công nghệ số trong hoạt động doanh nghiệp, những giải pháp thiết kế hướng đến quá trình chuyển đổi hệ thống công nghệ, thay thế cho quy trình sản xuất cũ.

Xuyên suốt sự kiện là các bài trình bày của các chuyên gia công nghệ. Trong đó có những chủ đề đáng chú ý như giảm thiểu chi phí, bảo mật, tối ưu hóa thông tin, khai thác hiệu quả dữ liệu giúp đưa ra quyết định chính xác, ứng dụng học máy (machine learning) trong lĩnh vực thương mại, tiêu dùng và ngành công nghiệp sản xuất, quản trị hệ thống trong thời điểm chuyển đổi sang nền tảng điện toán đám mây.

Đặc biệt là sự có mặt của hai quan chức cấp cao, đại diện của Amazon là tiến sĩ Werner Vogels, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ và ông Nick Walton, Tổng giám đốc AWS khu vực ASEAN cũng có mặt tại sự kiện.

Điều này cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Amazon nói chung và AWS nói riêng với thị trường Việt Nam.

Ông Werner cho biết nhiều công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã xác định thị trường nước ngoài là mục tiêu nhắm đến ngay từ những ngày đầu.

Trong bối cảnh Internet phát triển như vũ bão, nhiều dịch vụ và ngành nghề mới hoàn toàn xuất hiện. Các công ty lớn không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải để ý cả những công ty nhỏ khởi nghiệp từ bất cứ đâu trên thế giới.

Do đó các công ty bắt buộc phải chuyển đổi, không ngừng sáng tạo để đưa ra sản phẩm, công nghệ hoặc dịch vụ mới nếu không muốn bị tụt hậu.

Tại Amazon, văn hóa, tổ chức và công nghệ là 3 yếu tố quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết, Amazon khởi nghiệp từ một website bán sách trực tuyến và hiện trở thành công ty thứ hai của Mỹ chạm mốc vốn hóa nghìn tỷ USD. Tất cả là nhờ sự sáng tạo và không ngừng thay đổi.

Một công ty hay một tổ chức muốn tồn tại lâu dài và thành công cần có văn hoá rõ rệt. Trong văn hóa doanh nghiệp, Amazon đề cao sự sáng tạo và “nó phải nằm trong DNA của các bạn”, vị đại diện cấp cao nhấn mạnh.

Là người chịu trách nhiệm thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo công nghệ tại Amazon, tiến sĩ Werner chia sẻ kinh nghiệm thực tế rằng sự sáng tạo chưa bao giờ là việc dễ dàng, dễ được chấp nhận. Bạn phải cam kết với việc sáng tạo của mình, dù bị hiểu lầm cũng phải cam kết với công việc và xuyên suốt theo tầm nhìn của công ty.

Chẳng hạn một trong các quy định bắt buộc là không sử dụng bài thuyết trình dạng PowerPoint vì cách trình bày của nó đơn giản. Thay vào đó, nhân viên phải tự viết những bản đề xuất dài khoảng 6 trang, có thể ngồi im lặng đọc trong 30 phút để khuyến khích phát triển tư duy phân tích.

Bên cạnh đó, Amazon cũng chấp nhận phép thử đúng sai trong các thử nghiệm. Chúng tôi thử nhiều và sai nhiều, có những cái thất bại nhỏ nhưng cũng có những thất bại lớn. Điều quan trọng là bạn rút được gì từ những sai lầm đó.

Chỉ có vậy mới giúp doanh nghiệp phát triển khi dám đối đầu, trả giá cho sai lầm của mình. Bạn không thể đợi đến khi mọi thứ hoàn hảo mới hiện thực hóa sản phẩm vì khi đó, đối thủ đã bỏ xa rồi.

Về tổ chức doanh nghiệp. vị CEO của Amazon là Bezos nổi tiếng với quy tắc “hai chiếc pizza” đề ra. Mỗi nhóm làm việc nên tinh gọn, chỉ từ 5 – 7 người để các thành viên thể nghiệm được ý tưởng của mình mà không bị chi phối bởi quá nhiều ý kiến.

Dựa trên 14 nguyên tắc lãnh đạo ở Amazon, mỗi nhóm đều tự quyết định và chịu trách nhiệm trong các công việc của mình, hầu như không có cấp quản lý trung gian để tránh xung đột về tính độc lập của nhóm.

Và cuối cùng là yếu tố công nghệ. Theo ông Werner, nếu một sản phẩm được đánh giá cao về mặt công nghệ nhưng không đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng thì cũng xem là thất bại.

Vì vậy ở Amazon, việc lấy khách hàng làm điểm bắt đầu trong việc phát triển sản phẩm. Nhóm làm việc phải tìm hiểu nhu cầu người dùng, xây dựng bảng mô tả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, v..v.. để mang đến khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Theo Tinhte

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: