Các bước thực hiện lập kế hoạch truyền thông marketing

Chiến lược truyền thông tiếp thị là chiến lược được sử dụng bởi một công ty hoặc cá nhân để tiếp cận thị trường mục tiêu của họ thông qua các hình thức truyền thông khác nhau. Nó bao gồm thông điệp của bạn (những gì sẽ được nói), phương tiện (nơi nó được nói) và mục tiêu (thông điệp của bạn đang tiếp cận đến ai). Vậy cách lập kế hoạch truyền thông marketing như thế nào để đạt được hiệu quả cao. Chúng ta cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trong của kế hoạch truyền thông marketing

Một kế hoạch truyền thông cũng giống như việc trình bày thông điệp kinh doanh hàng ngày, nhất quán cũng giống như việc chuẩn bị giải quyết điều chưa biết.

Giả sử bạn đã có sẵn một chiến lược truyền thông cho từng đối tượng chính mà doanh nghiệp của bạn tham gia (hãy nghĩ: khách hàng tiềm năng, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhà tài trợ, v.v.). Giới hạn của chiến lược đó là gì?

Nó xử lý hiệu quả như thế nào đối với cả giao tiếp nội bộ và giao tiếp bên ngoài?

  • Nó hỗ trợ các mục tiêu truyền thông có thể đo lường được tốt như thế nào?
  • Bạn có một quy trình rõ ràng để ứng phó khẩn cấp không?
  • Bạn có một lộ trình rõ ràng để xử lý các phản hồi tiêu cực và khiếu nại của khách hàng không?
  • Bạn giao tiếp với các bên liên quan chính theo trình tự nào?
  • Bạn thường sử dụng kênh giao tiếp nào khi kết nối với khán giả mục tiêu của mình?

Đây là những câu hỏi khó và chúng thường nằm ngoài phạm vi và chức năng của một chiến lược truyền thông điển hình. Thay vào đó, nhiều công ty bối rối thông qua phản hồi thư của họ khi các sự kiện bất ngờ xảy ra, có khả năng để lại nhiều cơ hội.

Nhưng tiền đặt cược thường quá cao. Một kế hoạch liên lạc tốt đảm bảo rằng bạn không làm phiền phản hồi của mình khi nó quan trọng nhất. Cụ thể hơn, nó giúp bạn truyền tải thông điệp chính đến các đối tượng chính để đạt được các mục tiêu kinh doanh cơ bản và mang lại trải nghiệm thương hiệu tích cực.

Các bước thực hiện lập kế hoạch truyền thông marketing chuyên nghiệp

Bước 1: Phân tích tổng quan môi trường bên ngoài

Bước này giúp chúng ta định vị được mình đang ở đâu và đang phải đối mặt với những điều gì, không hiểu được tổng thể thì khó lập ra được một kế hoạch truyền thông thương hiệu hoàn hảo. Các cụ đã có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vì vậy cần xác định rõ đối thủ trên thị trường của bạn. Quan trọng hơn biết mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào để chống chọi lại với đối thủ của mình.

Phân tích theo mô hình SWOT cũng là mô hình khá hiệu quả. Strengths và Weaknesses sẽ cho bạn cái nhìn tập trung vào nội lực của bạn. Phần Opportunities và Threats sẽ cho bạn cái nhìn về môi trường bên ngoài. Bạn cần tập trung vào những điểm dưới đây:

  • Đối thủ của bạn gần đây đã làm gì?
  • Đối thủ của bạn đã làm những gì đối với những vấn đề tương tự với vấn đề của bạn?
  • Bối cảnh pháp luật (về vấn đề của bạn) như thế nào?
  • Báo chí chính thống nói gì về đề tài này?
  • Sự kiện/ngày tháng đặc biệt nào (nếu có) có thể liên quan tới chương trình của bạn?

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông ở các dự án, các hoạt động xã hội có đặc điểm phải đo lường cụ thể và mục tiêu đó phải đạt được trong một khoảng thời gian hữu hạn. Bạn đã có một cái nhìn tổng quan về bối cảnh. Vì vậy giờ là lúc để xác định mục tiêu rõ ràng để đánh trúng vào khách hàng mục tiêu. Có lẽ bạn sẽ phải sử dụng đến “thần chú” của các trường kinh tế, đó chính là vận dụng mô hình SMART:

  1. Specific – Cụ thể
  2. Measurable – Có thể đo lường được
  3. Achievable – Có thể đo đạt được
  4. Realistic – Thực tế
  5. Time – focused – Tập trung vào yếu tố thời gian

Lợi ích của bước này là xác định được “ấn tượng mãi mãi”, giúp đo lường được thị trường và nhu cầu của khách hàng. Giúp bạn học được cách diễn tả ý tưởng chính của toàn bộ chương trình, mục tiêu của kế hoạch.

Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu

Từ bước này trở đi, các bước sau đó đều cần dựa vào những phần trước để xác định được chính xác. Công chúng mục tiêu chính là đối tượng trực tiếp mà bạn muốn truyền thông tiếp cận tới họ. Trong mô hình ở phần đầu, đây chính là Receiver – Người nhận.

Hãy xác định thật kỹ đối tượng mà bạn nhắm đến khi đưa vào nhóm công chúng tiềm năng. Đây là bước để bạn nắm được mình sẽ truyền thông điệp cho ai và nhắm vào như thế nào cho phù hợp. Nếu để chung công chúng mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông bởi mối quan tâm của từng nhóm công chúng là khác nhau. Sau khi chia ra các nhóm công chúng mục tiêu, nhóm nào dễ tác động chúng ta sẽ thực hiện truyền thông trước. Bằng những cách đo lường và sử dụng những thông tin phân tích trên thị trường, bạn có thể tìm cho mình đối tượng phù hợp để tiếp cận trực tiếp đến họ.

Bước 4: Xác định thông điệp cần truyền tải

Có thể nói muốn bán được hàng cần phải có content siêu đỉnh, đặc biệt đối với kế hoạch truyền thông fanpage, vì vậy thông điệp giúp bạn triển khai hiệu quả kế hoạch truyền thông của mình. Các thông điệp sẽ ngắm toàn bộ quá trình truyền thông của bạn, nó sẽ là điều chiếm nhiều sự quan tâm không kém bên cạnh sản phẩm. Thông điệp của nhãn hàng là những gì bạn muốn nói với mọi người, một thông điệp hay sẽ giúp thương hiệu của bạn được ghi nhớ lâu trong tâm trí của khách hàng. Để tạo nên một thông điệp hay cần nên chú ý:

  • Truyền tải những gì bạn làm và tại sao bạn lại làm việc đó
  • Truyền tải những gì sẽ tạo nên sự thay đổi, mới mẻ
  • Phù hợp với mục tiêu mà bạn đề ra
  • Trình diễn ra hết những gì bạn muốn với công chúng

Bước 5: Xác định kênh truyền thông hợp lý

Cần chọn kênh truyền thông nào mà chúng ta có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của chúng ta ở đâu. Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh ta chỉ cần chọn ra 1 cái đại diện.

Đối với việc thiết kế vật phẩm (hay còn gọi là phương tiện truyền thông) tùy thuộc vào kênh mà chúng ta lựa chọn, ví dụ báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio… Ở Việt Nam có hơn 300 kênh phát thanh và truyền hình, 7 đài truyền hình, hơn 800 tờ báo, tạp chí, đó là chưa kể tới quảng cáo ngoài trời OOH, quảng cáo tại điểm bán, … cùng hàng trăm phương tiện truyền thông mới trên nền tảng mạng xã hội.

Tùy vào ngân sách, mục tiêu và tính chất của chiến dịch, bạn có thể tích hợp lựa chọn nhiều kênh. Tuy nhiên luôn chú ý đến tính hiệu quả vì chỉ cần chọn lựa sai kênh thì cho dù thông điệp hay sản phẩm tốt thì tất yếu chiến lược của bạn cũng sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bước 6: Lên chiến thuật truyền thông chi tiết và ngân sách

Với bước này, những hoạt động chi tiết sẽ được miêu tả và tính đến. Cần mô tả rõ sản phẩm sẽ được ra mắt vào thời điểm nào là hợp lý và tính chi tiết ngân sách hết bao nhiêu. Lập kế hoạch truyền thông chi tiết sẽ kèm theo đó là ngân sách chi ra hợp lý với từng giai đoạn. Marketer cần lưu ý về điều này làm sao cho kế hoạch và chi phí bỏ ra phải hợp lý và hiệu quả. Dựa vào những bước trên để suy tính xem môi trường và cách làm chuẩn nhất để giảm thiểu rủi ro về mức tối thiểu.

Nếu bạn đề xuất một chi phí lớn, hãy cố gắng làm một bản kế hoạch thật chi tiết và cụ thể từng hạng mục. Bạn sẽ nhận thấy rằng bản đề xuất chi phí càng chi tiết sẽ càng được thông qua.

Bước 7: Đo lường và báo cáo

Đây là bước cuối của kế hoạch truyền thông nhằm đo lường mục tiêu mà ta đã đề ra ngay lúc ban đầu. Tổng hợp lại và đúc kết ra kinh nghiệm để tránh gặp phải ở những chiến dịch tiếp theo. Hãy xem xét lại hiệu quả quá trình thực hiện của bạn, những thước đo đánh giá một kế hoạch truyền thông hiệu quả là:

  • Tần suất xuất hiện trên báo
  • Tương tác với công chúng hậu chiến dịch
  • Phản hồi của công chúng về chiến dịch của bạn
  • Đo lường số liệu tương tác với thương hiệu

Tổng hợp

Xem thêm: Các bước để xác định thị trường mục tiêu chính xác nhất

Xem thêm: Truyền thông marketing tích hợp là gì? Các công cụ truyền thông marketing tích hợp

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: