Digital Marketing là làm gì? Top kỹ năng và hiểu biết cần có của Digital Marketer

Marketing luôn luôn là sự kết nối của bạn và khách hàng ở đúng nơi, đúng thời điểm. Digital Marketing là một mảng nhỏ hơn của Marketing, yêu cầu những kiến thức chuyên sâu hơn các chiến lược marketing căn bản và khả năng sáng tạo. Mời bạn tìm hiểu những kỹ năng cần có và công việc của một digital marketer là gì nhé.

Digital marketing là gì?

Digital Marketing là một số lượng lớn những nguồn lực và cách thức sử dụng kĩ thuật số để kết nối với người dùng khi họ lên mạng. Từ chính website cho đến những nguồn tài nguyên online mang thương hiệu của doanh nghiệp như quảng cáo trực tuyến, marketing qua email, tờ rơi online,… và hơn thế nữa. Có rất nhiều phương thức được định nghĩa là Digital Marketing.

Marketing Online (hay còn gọi là Internet Marketing) là một tập hợp con của Digital Marketing. Digital marketing về bản chất gồm tiếp thị qua Internet (Marketing Online), SMS, WebTV và quảng cáo kỹ thuật số. Vậy Internet marketing là gì?

Top kỹ năng và hiểu biết cần có của Digital Marketer

1. Video

Có một thống kê chỉ ra rằng “Trong thời đại mà người dùng bị bủa vây bởi quá nhiều thông tin, mức độ tập trung của chúng ta giảm xuống khoảng 8,25 giây”. Vì vậy để thu hút được sự chú ý của người dùng online chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành video producer nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc digital marketing.

-> Xem thêm: Marketing truyền thống là gì?

2. SEO & SEM

Tìm kiếm online điều hướng quảng cáo digital. Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Bạn đừng cảm thấy quá lo lắng về sử dụng back-end. Hiểu về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của nó trong ngành còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây là bước đầu tiên cảu bất cứ chiến dịch digital marketing hay quản trị nội dung nào. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu chung sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.

3. Content Marketing

Nội dung (Content) là cái thu hút và tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media hay blog. Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online: whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing. Bạn cũng cần tìm hiểu content nên được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media. Phụ thuộc vào trình độ công việc mà bạn tìm kiếm trong ngành digital marketing, bạn cũng sẽ phải biết về chiến lược nội dung và phương pháp đo lường.

4. Data & Phân tích dữ liệu

Google Analytics là công cụ phổ biến và quan trọng của digital marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng điều quan trọng hơn là cách sử dụng những thông tin bạn tìm được. Quản trị một dự án và áp dụng các kết quả tìm được dựa trên hành vi khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng lượt chuyển đổi và điều hướng traffic. Thu thập và sử dụng data cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì những data thu thập được bởi doanh nghiệp giống như một mỏ vàng. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để thu thập và giữ chân khách hàng mới.

5. Design Thinking

Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Nhưng trước hết, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Đó có thể bao gồm các trang online shopping, tiếp cận thông tin và một số điều khác công ty của bạn có thể cung cấp cho khách hàng bao gồm các ứng dụng cá nhân hóa.

Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

6. Kiến thức về công nghệ

Công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Để không “lạc quẻ” trong ngành, bạn phải hiểu rõ những công nghệ mới nhất được cập nhật và cách nó đang được sử dụng. Làm việc trong ngành luôn có sự đổi mới, bạn cũng cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi và hoàn thiện bản marketing plan phù hợp với thời đại. Tôi tin rằng sử dụng công nghệ không phải vấn đề quá khó với bạn. Bất kể bạn muốn bắt đầu (hoặc kết thúc) ở bước nào trong sự nghiệp của mình, bạn vẫn nên biết về hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung (CMS).

7. Hiểu cách tương tác

Hơn tất cả mọi thứ, bạn cần hiểu được cách tốt nhất để thu hút khách hàng là gì. Bạn sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch giúp phát triển doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng như hôm nay và điều gì đã tạo nên sự cam kết và sự chuyển đổi đến mua hàng.

Tuy nhiên số lượng người theo dõi các trang mạng xã hội của bạn chưa bao giờ đủ để thể hiện kết quả công việc của bạn. Bạn cũng phải thuyết phục mọi người từ phía bên trong. Bạn sẽ phải thuyết phục nhóm của bạn, các bộ phận liên quan và đặc biệt là sếp rằng họ đang chi tiền cho điều xứng đáng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ cũng phản hồi từ tất cả mọi người. Đó là cách tốt nhất để kế hoạch của bạn được thực hiện suôn sẻ.

Công việc của Digital Marketing gồm những gì?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc học digital marketing ra làm gì, công việc của một digital marketer là gì. Digital marketer chịu trách nhiệm thúc đẩy sự nhận diện về thương hiệu và tạo ra những khách hàng tiềm năng thông qua tất cả các kênh digital – cả miễn phí và trả phí – theo yêu cầu của công ty.

Các kênh này bao gồm social media, trang web riêng của công ty, thứ hạng trên những công cụ tìm kiếm, email, quảng cáo và blog của doanh nghiệp.

Digital marketer thường tập trung vào một chỉ số đo lường hiệu quả (KPI – Key Peformance Indicator) khác nhau cho mỗi kênh.

Ví dụ, một Digital Marketer chịu trách nhiệm về SEO phải đo lường lượng Organic traffic trên trang web của họ. Lượt truy cập đến từ những vị khách vào trang web khi tìm thấy một bài viết của doanh nghiệp thông qua tìm kiếm trên Google.

Vậy nên Marketing Digital được ưu tiên hơn so với các cách thức tiếp thị khác.

Trong các công ty kinh doanh nhỏ, marketer có thể sử dụng kết hợp nhiều chiến thuật digital marketing đã được nhắc đến ở trên cùng một lúc. Các công ty lớn hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều chuyên gia hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu.

Mô tả công việc của digital marketing gồm những gì?

Dưới đây là một số ví dụ về các vai trò trong một team Digital đảm nhiệm:

1. SEO Manager:

KPIs chính:

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên – Organic traffic
  • Thứ hạng từ khóa
  • Nói một cách ngắn gọn, các SEO Manager sẽ giúp các doanh nghiệp leo hạng trên Google.

Bằng cách sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, họ có thể làm việc trực tiếp với content marketer / copywriter để đảm bảo nội dung được tạo ra hoạt động tốt trên Google với mức chi phí SEO tối ưu nhất.

2. Hướng dẫn Content Marketing Specialist

KPIs chính:

  • Thời gian ở lại xem trang (time onsite)
  • Tổng lưu lượng truy cập blog (Page view)
  • Số lượng người đăng ký kênh YouTube (youtube subscriber)
  • Chuyên gia tiếp thị nội dung là những người sáng tạo nội dung bài viết.

Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog của công ty và đưa ra chiến lược content bao gồm cả video.

Những chuyên viên này thường làm việc với những người ở các bộ phận khác để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch mà doanh nghiệp ra mắt được hỗ trợ với nội dung trên nhiều kênh digital khác nhau.

3. Social Media Manager là gì?

KPIs chính:

  • Lượt theo dõi
  • Impression (số lần bài post hiển thị trên newsfeed của người dùng)
  • Lượt chia sẻ (Shares)

Vai trò của Social Media Manager rất dễ suy ra từ chức danh của nó, nhưng nhưng tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà họ sẽ quản lý các kênh khác nhau.

Trên hết, các Social Media Manager thiết lập lịch đăng bài cho những bài post và hình ảnh của công ty. Họ cũng có thể làm việc với các chuyên viên Digital Marketing khác, đặc biệt là chuyên gia Content Marketing để phát triển chiến lược và quyết định đăng nội dung nào lên mạng xã hội nào.

(Lưu ý: Theo KPI ở trên, “tần số hiển thị” đề cập đến số lần bài đăng của doanh nghiệp xuất hiện trên newsfeed của người dùng.)

4. Marketing Automation

KPIs chính:

  • Thứ nhất là: Tỉ lệ mở Email (email open-rate)
  • Tiếp theo là:Tỉ lệ nhắp chuột (Click rate)
  • Tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng (lead-generation rate / conversion rate)

Marketing Automation quản lý phần mềm và giúp toàn bộ đội ngũ marketing hiểu được chính xác hơn thị hiếu của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp.

Bởi vì những hoạt động marketing được đề cập ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động kỹ thuật số này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bài Viết Liên Quan: